Sử dụng ong ký sinh để quản lý rệp sáp bột hồng hại sắn

Quy trình này áp dụng cho cho các vùng trồng sắn trong cả nước.


                                             Cây sắn bị rệp sáp bột hồng
1. Vật liệu và phương tiện
- Chậu nhựa có đường kính 30 cm, cao 40 cm.
- Hom giống (sắn), quả bí.
- Đất, tro (mùn), phân.
- Lồng lưới có kích thước 1 x 1 x 1 m, kệ, vải lưới.
- Tủ định ôn, máy định vị.
- Dụng cụ dùng để bắt ong, chai nhựa để trữ ong, mật ong, bông gòn,...
2. Phương pháp thực hiện
Bước 1: Nhân nuôi rệp sáp bột hồng
Tiến hành trồng các hom sắn vào trong chậu có chuẩn bị sẵn đất trồng bên trong, mỗi
chậu trồng 03 hom sắn. Khi cây sắn được 2 tháng tuổi, thu thập các ổ trứng của rệp sáp
bột hồng ngoài đồng đem thả trên các lá sắn. Số lượng từ 5-8 ổ/cây, ấu trùng mới nở sẽ
di chuyển đến chồi non để sinh sống.
Trong trường hợp cây sắn héo hoặc chết, ấu trùng mới nở sẽ được chuyển sang cây sắn
mới bằng cách đặt các lá sắn lên cây bị héo để bẫy các ấu trùng di chuyển sang, sau đó
đem các lá có ấu trùng đặt lên cây sắn mới.
Sau 21 -25 ngày sẽ có được ấu trùng từ tuổi 3 đến trưởng thành.
Khi rệp sáp bột hồng trên cây chuyển sang tuổi 3, tiến hành nhân nuôi trên quả bí.
Cách nhân nuôi trên quả bí như sau:
- Chọn các quả bí có màu xanh đậm (loại quả có da sần sùi sẽ rất thích hợp để nhân
nuôi rệp sáp bột hồng). Rửa sạch các quả bí, để cho khô, sau đó xếp các quả bí lên kệ,
số lượng từ 18-20 quả, kệ được đặt bên trong lồng lưới có kích thước 0,8 x 0,9 x 0,7
m, các lồng lưới được kê lên cao cách mặt đất khoảng 0,5m.
- Cắt các lá sắn có rệp sáp bột hồng tuổi 3 đặt lên các quả bí, sau đó dùng một miếng
vải tối màu che lại để rệp sáp bột hồng di chuyển sang các quả bí. Sau 3-5 ngày, rệp
sáp bột hồng sẽ di chuyển hết và sổng ổn định trên quả bí, chúng sẽ sinh trưởng phát
triển và gia tăng quần thể.
Bước 2: Nhân nuôi ong ký sinh
Khi quan sát thấy quần thể rệp sáp bột hồng phủ 75% bề mặt của quả bí thì tiến hành
cho ký sinh, số lượng ong được thả vào lồng là 8 cặp ong/quả bí (tùy thuộc vào số
lượng quả bí có trong lồng). Sau 15-21 ngày (tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ môi
trường) sẽ thu được nguồn ong ký sinh mới.
Chuẩn bị dụng cụ chứa ong ký sinh:
- Dùng chai nhựa (có thể sử dụng chai nước suối đã qua sử dụng), phơi khô. Cắt một
lỗ có kích thước khoảng 4 x 4 cm trên thân chai, sau đó cắt một miếng vải lưới có kích
thước lớn hơn dán vào để tạo độ thông thoáng.
- Cắt một miếng giấy xốp cỡ 3 x 3 cm thấm vào dung dịch mật ong đã pha loãng 5%,
dán vào trong thành của chai nhựa để bổ sung thức ăn cho ong.
Dùng dụng cụ bắt ong để thu ong cho vào các chai nhựa chứa ong đã được chuẩn bị
sẵn, mỗi chai nhựa loại 500ml có thể chứa được 500 cặp ong. Nếu chưa phóng thích
ngay thì có thể trữ ong vào tủ định ôn ở nhiệt độ 15°C trong vòng 30 ngày.
Bước 3: Phóng thích ong ký sinh
Chọn ruộng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng để phóng thích ong ký sinh.
Tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng ruộng sắn bị nhiễm rệp sáp bột hồng để xác
định mức độ nhiễm rệp sáp bột hồng trước khi phóng thích.
Số lượng ong phóng thích: từ 300 - 1.000 cặp ong ký sinh/1 ha, tùy theo mức độ nhiễm
rệp sáp bột hồng trên ruộng sắn. Cách phóng thích như sau:
- Chia ruộng sắn thành từng điểm nhỏ và phóng thích ong theo từng điểm trên ruộng.
- Phóng thích theo hướng gió để ong ký sinh thuận lợi phân bố và phát tán.
- Mở nắp chai đựng ong, vỗ nhẹ vào thành chai ong sẽ bay ra. Thả 4-5 cặp ong/ngọn
sắn nhiễm rệp.
- Lưu ý: Không phóng thích ong khi trời đang mưa, sáp chuyển mưa hoặc nắng gắt.
Phóng thích ong tốt nhất vào sáng sớm. Thông báo, vận động nông dân không phun
thuốc hóa học, nhất là nhóm thuốc trừ sâu trong khu vực đã phóng thích ong ký sinh.

Bài viết mới nhất

Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông

Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông

Khoai tây đông thường được bố trí trên chân đất 2 vụ lúa (lúa đông xuân + lúa mùa + khoai tây đông). Để cây khoai tây sinh trưởng tốt, năng suất cao thì cần bố trí trồng trên các chân đất vàn, vào cao; đất có độ tơi xốp, thuận tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước tốt

Chi tiết
Kỹ thuật trồng bí ngô theo hướng khai thác ngọn

Kỹ thuật trồng bí ngô theo hướng khai thác ngọn

Bí ngô (bí đỏ) là cây dễ trồng, ngoài trồng lấy quả, người ta còn dùng ngọnnon làm nguồn rau xanh rất tốt. Trong những năm gần đây, ở một số địaphương bà con nông dân trồng bí ngô chuyên khai thác lấy ngọn làm rau xanhđưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, gấp 3 - 4 lần so với trồng lấy quả

Chi tiết
KỸ THUẬT TRỒNG BÍ ĐỎ

KỸ THUẬT TRỒNG BÍ ĐỎ

KỸ THUẬT TRỒNG BÍ ĐỎ

Chi tiết
Một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi (Kỳ 2)

Một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi (Kỳ 2)

Để nâng cao năng suất, chất lượng quả và hiệu quả sản xuất cây có múi, cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật. Tiếp theo kỳ 1, Ban biên tập xin giới thiệu đến độc giả các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi:

Chi tiết
Một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi (Kỳ 1)

Một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi (Kỳ 1)

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả có múi nói riêng, để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả vườn cây, ngoài yếu tố giống thì các biện pháp kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Chi tiết