Quy trình kỹ thuật trồng hành lá theo tiêu chuẩn VietGAP

1. Thời vụ trồng hành lá
Hành lá được trồng quanh năm, nhưng năng suất vào mùa nắng cao hơn mùa mưa. Trong mùa nắng
hay bị sâu xanh da láng và mùa mưa bị bệnh khô đầu lá gây hại.
2. Giống và xử lýgiống
Sử dụng giống địa phương: Thời gian sinh trưởng 42-50 ngày. Chọn bụi hành tương đối đồng đều
đúng tuổi, sinh trưởng tốt, không nhiễm sâu bệnh.
Lượng giống: Tùy theo chất lượng cây giống thường cần từ 300-400kg(mùa mưa) và 400-500 kg
(mùa nắng) cho 1000m2.
Trước khi trồng tách bụi hành nhỏ 2-3 tép và loai bỏ những lá già, lá bị vàng, bị sâu bệnh, cắt bớt rễ
của cây giống để cho rễ tái sinh tốt hơn và cây sẽ tạo chồi nhánh nhanh, tốt.
Xử lý giống trước khi trồng: Ngâm cả cây hành trong dung dịch thuốc Rovral 50WP (Iprodione 0,1%),
PN - Balacide 32 WP (Copper Oxychloride + Streptomycin sulfate + Zinc sunfate).
 


3. Chuẩn bị đất
Đất được phơi khô 15-20 ngày trước khi trồng để hạn chế sâu bệnh. Đất sau khi cày xới được làm
cỏ sạch và xử lý bằng vôi nông nghiệp 100kg/1000m2.
4. Lên liếp trồng
Lên liếp cao 0,2 -0,25m mùa khô và 0,3-0,4m vào mùa mưa; liếp rộng 0,6- 0,7 m, chiều dài tùy theo diện tích đất. Khoảng cách giữa các liếp 0,3m để thoát nước và đi lại chăm sóc.


5. Khoảng cách, mật độ
Trồng theo chiều rộng liếp khoảng 6 – 7 hốc, mỗi hốc 2 tép, cấy sâu 4-5cm. Mùa mưa khoảng cách
hốc 10 x15 cm; mùa khô 10 x 10 cm. Mật độ trồng mùa mưa là 133.333 tép/1.000m2và mùa khô
200.000 tép/1.000m2.
6. Bón phân (dùng cho 1000m2)
Lượng phân nguyên chất (kg/1000/m2): 20,9 kg N - 17,7 kg P2O5 - 14 kg K2O.
Lượng phân thương phẩm tương ứng:
- Phân chuồng hoai mục: 200-300kg.
- Phân hữu cơ vi sinh (Trichoderma): 100-200kg.
- Urea:20 kg.
- DAP: 10kg
- Lân super: 25 kg.
- Kali clorua: 15 kg
- NPK (16-16-8): 62 kg
- Ngoài ra, có thể dùng phân sinh học để bón bổ sung vào gốc hoặc tưới cho cây.
Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh, lân super, 10 kg kali clorua.
Bón thúc: chia làm 4 lần bón

Ngày sau
trồng
Urea NPK KCL DAP
7-10 10
17-20 12 0
27-30 25 0
37-40 25 0

7. Chăm sóc
Tưới nước mỗi ngày 2-3 lần cho đến khi cây hành bén rễ và phát triển tốt thì chỉ cần tưới 1-2 lần/ngày
tùy vào điều kiện thời tiết, đảm bảo đủ ẩm để cây sinh trưởng tốt.
8. Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM để phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây hành lá.
8.1 Cỏ dại
- Cỏ dại hàng niên: có chu kỳ sống ngắn trong 1 mùa vụ hầu hết tăng trưởng bởi hạt bao gồm:
+ Cỏ lá hẹp: Cỏ chỉ, mần trầu;
+ Cỏ lá rộng: Dền, đuôi chồn, màng màng,
+ Cỏ cói lác: cỏ cú, cỏ lác.
- Cỏ lại đa niên: thường tăng trưởng bằng cây, cây con mọc từ thân cây mẹ tăng trưởng nhanh hơn cây mọc từ hạt.
Phòng trừ:
- Cày vỡ đất, phơi nắng từ 7-14 ngày và sau đó bừa cho đất tơi từ 1-2 lần.
- Gom cây và rễ cỏ trong khu vực trồng.
- Diệt cỏ dại bằng tay hoặc bằng máy khi cỏ còn nhỏ.
8.2 Bệnh đốm tím


Triệu chứng:
Vết bệnh ban đầu có màu trắng viền tím, về sau vết bệnh lõm xuống có vòng đồng tâm. Các vết bệnh
lan rộng, mềm và rũ xuống. Ở cây trưởng thành, vùng cổ lá dễ bị bệnh tấn công tạo thành vết thối
nhũn nước, màu nâu vàng đến đỏ về sau vết bệnh khô lại và teo tóp.
Điều kiện phát sinh, phát triển:
Gây hại nặng trong mùa mưa và suốt giai đoạn sinh trưởng của cây hành. Bệnh phát triển mạnh trên
những luống hành bón nhiều đạm và phân bón lá
Biện pháp phòng trừ:
- Vệ sinh ruộng, thu gom các bộ phận đem tiêu hủy.
- Lên liếp cao, tránh ngập úng.
-Trồng mật độ vừa phải, không bón nhiều phân đạm.
- Sử dụng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất: Azoxystrobin + Difenoconazole, Difenoconazole, Copper
Oxychloride + Zineb, Metalaxyl, Salicylic Acid, Propineb,... với liều lượng, thời gian cách ly theo khuyến cáo
của nhà sản xuất trên nhãn thuốc.
8.3. Bệnh thán thư bẹ lá hành: Do nấm Colletotrichum circinans (Berk.)


Triệu chứng:
Vết bệnh ban đầu có bầu dục, màu trắng sáng ở xung quanh sau chuyển sang màu vàng nhạt. Vết
bệnh đầu tiên xuất hiện ở phần giữa lá, lan rộng kéo dài theo chiều lá. Tâm vết bệnh có màu trắng
xám xếp thành vòng đồng tâm nhô lên. Trên vòng tròn đồng tâm có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen
nhạt đến đen đậm làm cho hành lá bị héo và gãy gục. Bệnh nặng các vết bệnh liên kết làm cháy cả
lá hành và chết cả cây.

Điều kiện phát sinh, phát triển:
Gây hại nặng trong mùa mưa và suốt giai đoạn sinh trưởng của cây hành.     
Biện pháp phòng trừ:  

- Mật độ trồng hợp lý, lên liếp cao thoát nước tốt.
- Thu gom những lá, cây hành bị bệnh đem tiêu hủy.
- Không tưới nước lên lá khi hành bị bệnh.
- Sử dụng luân phiên các loại thuốc có hoạt chất: Hexaconazole, Difenoconazole, Iprovalicarb +
Propineb,... với liều lượng, thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên nhãn thuốc.
8.4. Bệnh phấn trắng (do nấm Peronospora destrustor)


Bộ phận bị hại: Bệnh thường xuất hiện gây hại trên lá già.
Triệu chứng: Vết bệnh đầu tiên có hình elip, sau kéo dài ra ban đầu màu vàng sau chuyển qua màu
nâu. Những lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, có lớp tơ nấm màu trắng che phủ trên vết bệnh. Sau đó
chuyển qua màu xanh hơi đỏ. Bệnh nặng làm cho lá bị gãy và chết.

Biện 
-Sử 
pháp phòng trừ:
bệnh.
dụng giống sạch 

- Thăm ruộng thường xuyên, phát hiện bệnh sớm.
- Sử dụng chế phẩm sinh học Trichorderma dòng trừ nấm đối kháng.
- Luân phiên sử dụng thuốc có hoạt chất như Difenoconazole, Iprovalicarb + Propineb, Copper
Oxychloride +Metalaxyl,... với liều lượng, thời gian cách ly của thuốc theo khuyến cáo của nhà sản
xuất trên nhãn.
8.5. Bệnh cháy đầu lá hành( do nấm Stemphylium botryosum W.)


Triệu chứng: Bệnh chỉ gây hại trên lá hành ở phần giữa của lá bánh tẻ, nấm xâm nhập và lan rộng
kéo dài theo thân lá tạo thành vết bầu dục dài, lúc đầu có màu xám trắng, sau 5-7 ngày gãy gục ở
giữa và khô rụi. Chiều dài vết bệnh có thể kéo dài từ 10-20 cm.
Điều kiện phát sinh, phát triển:Trời ẩm, mưa phùn bệnh phát triển mạnh và phía trên bề mặt vết
bệnh có lớp nấm màu nâu đen.
Biện pháp phòng trừ:
- Trồng với mật độ vừa phải.
- Tưới nước theo phương châm " Chân ẩm đầu khô". Vào những ngày có nhiều sương có thể tưới
nước rửa sương vào buổi sáng để hạn chế bệnh phát triển.
- Thăm ruộng thường xuyên, phát hiện bệnh sớm ngắt bỏ lá bị khô đầu lá hay bị lụi để hạn chế bệnh
phát sinh lan truyền.
- Luân phiên sử dụng thuốc có hoạt chất như Propineb, Difenoconazole,... với liều lượng, thời gian
cách ly của thuốc theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên nhãn.
8.6. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)


Đặc điểm nhận diện và triệu chứng gây hại: Thành trùng là loài bướm đêm, màu trắng xám hơi
ngả nâu. Sâu non màu xanh nhạt, da bóng láng, trên lưng có 5 sọc, 2sọc ở hai bên to và đậm, sọc
giữa lưng màu đen xen kẽ màu trắng. Sâu non ăn rất mạnh, cắn phá thành từng lỗ bất dạng trên lá
hành.
Biện pháp phòng trừ:
- Thu dọn tàn dư sau thu hoạch.
- Thăm ruộng thường xuyên, bắt giết sâu non và nhộng, ngắt bỏ ổ trứng. Phát hiện và phu thuốc khi
sâu còn nhỏ.
- Thuốc hóa học có hiệu quả với sâu non mới nở. Sử dụng luân phiên một số thuốc có hoạt chất
sau: Bacillus thuringiensis var.kurstaki, Bacillus thuringiensis var. aizawai, Spinosad, Oxymatrine, ...
để trừ sâu non mới nở. Liều lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên nhãn.
- Khi sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu xanh da láng hại hành lá thì không thể dùng một loại
thuốc cho mỗi lần phun mà phải dùng hỗn hợp theo khuyến cáo sau (thường phun kết hợp trừ sâu
xanh da láng và các đối tượng khác).
+ Lần 1: Spinosad.
+ Lần 2: Bacillus thuringiensis var.kurstaki + Tebufenozide hoặc Bacillus thuringiensis var. aizawai.
+ Lần 3: Oxymatrine +Bacillus thuringiensis var. aizawai.
+Lần 4: Tebufenozide + Spodooptera exigua Nuclear Polyhedrosis Virus.
8.7. Dòi đục lá ( Liriomyza sp.)


Thời điểm phát sinh, phát triển: thường xuất hiện khi cây mới hồi xanh và gây hại cho đến khi thu
hoạch.
Đặc điểm nhận diện và triệu chứng gây hại: trưởng hành là loài ruồi nhỏ, màu đen có vệt vàng trên
ngực. Ấu trùng dạng dòi có màu vàng nhạt, mình dẹt, đục dưới lớp biểu bì thành những đường vòng
vèo màu trắng, có thể nhìn thấy dòi trong các đường đục. Nhiều vết đục sẽ làm cho lá bị cháy khô,
cây sinh trưởng kém, mau tàn.
Biện pháp phòng trừ:
- Chăm sóc cây sinh trưởng tốt, vượt qua sự gây hại của dòi.
- Ngắt bỏ những lá bị dòi gây hại nặng
- Xử lý giống trước khi trồng: dùng thuốc có hoạt chất Cyromazine pha với 1 lít nước, nhúng gốc, củ
hành trong 10 phút.
- Khi dòi xuất hiện, sử dụng các loại thuốc có hoạt chất sau: Cyromazine, Spinetoram, Emamectin
benzoate. Liều lượng, thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên nhãn.
8.8. Sâu khoang (Spodoptera litura)


• Thời điểm phát sinh, phát triển: gây hại trong suốt vụ trồng.
• Đặc điểm nhận diện và triệu chứng gây hại: bướm đẻ trứng trên lá, cành và gân lá thành
từng ổ bằng hạt đậu, có lông tơ bao phủ màu vàng rơm. Khi mới nở, sâu ăn lá tại chỗ, khi lớn
sâu di chuyển ăn mọi bộ phận của cây hành và tàn phá nhanh chóng. Sâu phá hại mạnh vào
ban đêm, ban ngày ẩn trong đám lá, bụi cỏ hoặc trong đất. Sâu làm nhộng trong đất.
• Biện pháp phòng trừ:
- Sau thu hoạch nên cuốc đất phơi ải 10 ngày giết sâu non và nhộng trước khi gieo trồng vụ rau mới.
- Thường xuyên thăm ruộng ngắt ổ trứng sâu để tiêu hủy. Kiểm tra theo dõi trên ruộng: 100 bụi
hành/1.000 m2 nếu có trung bình 1 - 2 con/bụi hành phải phun thuốc phòng trị.
- Luân phiên sử dụng các loại thuốc có hoạt chất: Spinosad, Matrine,Emamectin benzoate. Liều
lượng, thời gian cách ly theo khuyến cáo của nhà sản xuất trên nhãn.
Bảng tóm tắt các đối tượng gây hại theo từng giai đoạn sinh trưởng và hoạt chất thuốc BVTV
phòng trừ:

Giai đoạn Đối tượng Phòng trừ
Trước khi
trồng: Xử lý
giống
Sâu xanh Loại bỏ toàn bộ lá có triệu chứng sâu, bệnh
Bệnh đốm lá Viroval 50WP ( Iprodione 0,1%), PN Balacide 32 WP ( Copper
Oxychloride + Streptomycin sulfate + Zinc sunfate).
 
Sau khi trồngBệnh đốm tímAzoxystrobin + Difenoconazole, Difenoconazole, Copper Oxychloride
+ Zineb, Metalaxyl, Salicylic Acid, propineb,...;
Bệnh thán thư bẹ lá
hành 
Difenoconazole, Hexaconazole, Iprovalicarb + Propineb,... 
Bệnh phấn trắng Difenoconazole), Copper Oxychloride +Metalaxyl 
Bệnh cháy đầu lá hành  Propineb, Difenoconazole 
Sâu xanh da
láng (Spodoptera
exigua)
+ Lần 1: Spinosad.
+ Lần 2: Bacillus thuringiensis var.kurstaki + Tebufenozide hoặc Bacillus
thuringiensis var. aizawai.
+ Lần 3: Oxymatrine +Bacillus thuringiensis var. aizawai.
+Lần 4: Tebufenozide + Spodooptera exigua Nuclear Polyhedrosis Virus.
Hoặc thuốc có hoạt chất Emamectin benzoate
 
Dòi đục lá ( Liriomyza
sp.)
Cyromazine, Spinetoram, Emamectin benzoate 
Sâu khoang
(Spodoptera litura)
Spinosad, Matrine,Emamectin benzoate 

Lưu ý: sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và tuân thủ theo liều lượng khuyến cáo, đảm bảo thời
gian cách ly trên nhãn thuốc.
9. Thu hoạch, đóng gói, bảo quản
Sau khi trồng 42 - 45 ngày có thể thu hoạch. Tùy tình hình sinh trưởng, nếu hành xấu có thể lưu thêm
vài ngày, hoặc thu sớm hơn nếu sâu bệnh gây hại nặng ảnh hưởng đến năng suất. Thu hoạch hành
phải đảm bảo thời gian cách ly sau khi phun thuốc BVTV, phân và chất phụ gia 7 - 10 ngày trước khi
thu hoạch. Nhổ hành bằng tay, bó thành từng bó khoảng 0,5 - 1 kg, rửa sạch, để ráo nước và đặt vào
dụng cụ chứa (giỏ nhựa, túi, khay..) thật nhẹ nhàng, tránh xây xát, bầm dập để giảm nguy cơ nhiễm
sâu bệnh sau thu hoạch.
Thiết bị thùng chứa và vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được làm từ những chất không
độc hại, đảm bảo sạch sẽ và không nên quá lớn.
Trước khi dùng bao bì đóng gói: loại bỏ các lá bị sâu bệnh, xay xát. Việc ghi nhãn theo quy định tại
quyết định 178/199/QĐ/TTG ngày 20/9/1999 của Thủ tướng chính phủ về quy chế ghi nhãn mác hàng
hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp đóng gói tại nhà sơ chế
cần lựa chọn phân loại theo tiêu chuẩn thị trường. Đóng gói trong bao bì sạch có lỗ thông hơi. Bảo
quản nơi thoáng mát hoặc ở nhiệt độ thấp nếu đóng gói trong bao bì kín.
10. Vận chuyển


Cần kiểm tra các phương tiện vận chuyển trước khi xếp thùng chứa sản phẩm đảm bảo sạch sẽ.
Sản phẩm cần được bảo vệ trong quá trình vận chuyển nhằm đảm bảo chỉ tiêu về chất lượng và hình thức rau đạt VietGAP.
11. Ghi chép vận chuyển
Ghi chép đầy đủ số liệu trong sổ tay ghi chép để dễ dàng kiểm tra và giải quyết sự cố xảy ra như:
Điều kiện thời tiết mưa nắng; Ngày làm đất cách xử lý đất; Tên giống ngày mua; Ngày gieo trồng,
ngày tỉa cây, ngày bón phân, phun thuốc, loại thuốc, loại phân; Tưới nước, nhổ cỏ và các chăm sóc
khác; Ngày thu hoạch, diện tích thu hoạch; Những sự cố vấn đề xảy ra trong suốt quá trình trồng, thu
hoạch, vận chuyển./.

Bài viết mới nhất

Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông

Quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông

Khoai tây đông thường được bố trí trên chân đất 2 vụ lúa (lúa đông xuân + lúa mùa + khoai tây đông). Để cây khoai tây sinh trưởng tốt, năng suất cao thì cần bố trí trồng trên các chân đất vàn, vào cao; đất có độ tơi xốp, thuận tiện trong việc tưới tiêu và thoát nước tốt

Chi tiết
Kỹ thuật trồng bí ngô theo hướng khai thác ngọn

Kỹ thuật trồng bí ngô theo hướng khai thác ngọn

Bí ngô (bí đỏ) là cây dễ trồng, ngoài trồng lấy quả, người ta còn dùng ngọnnon làm nguồn rau xanh rất tốt. Trong những năm gần đây, ở một số địaphương bà con nông dân trồng bí ngô chuyên khai thác lấy ngọn làm rau xanhđưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, gấp 3 - 4 lần so với trồng lấy quả

Chi tiết
KỸ THUẬT TRỒNG BÍ ĐỎ

KỸ THUẬT TRỒNG BÍ ĐỎ

KỸ THUẬT TRỒNG BÍ ĐỎ

Chi tiết
Một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi (Kỳ 2)

Một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi (Kỳ 2)

Để nâng cao năng suất, chất lượng quả và hiệu quả sản xuất cây có múi, cần áp dụng một số biện pháp kỹ thuật. Tiếp theo kỳ 1, Ban biên tập xin giới thiệu đến độc giả các tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi:

Chi tiết
Một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi (Kỳ 1)

Một số tiến bộ kỹ thuật ứng dụng trong sản xuất cây ăn quả có múi (Kỳ 1)

Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả có múi nói riêng, để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả vườn cây, ngoài yếu tố giống thì các biện pháp kỹ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Chi tiết